SẢN XUẤT VIÊN SỦI TRONG DƯỢC PHẨM – Kỳ 2: “Phương pháp tạo hạt ướt thuốc viên sủi – Quy trình công nghệ tạo hạt một bước”

25/01/2022

Quy trình tạo hạt một bước giúp tạo hạt trực tiếp, bằng cách tạo hạt axit và hạt kiềm cùng với nhau. Thông thường, nước được sử dụng làm dung dịch tạo hạt, do đó phải kiểm soát phản ứng sủi bọt trong quá trình tạo hạt. Ethanol hoặc propanol cũng có thể được sử dụng làm dung dịch tạo hạt, tuy nhiên khi đó cần phải sử dụng thêm chất kết dính để đạt được độ kết tụ cần thiết. Có 2 dạng thiết bị được dùng để bào chế thuốc sủi theo công nghệ này

 

1. Thiết bị single-pot - Máy trộn, tạo hạt và sấy chân không TMG

Sau khi trộn và tạo hạt xong, máy có thể chuyển đổi sang giai đoạn sấy chân không ngay lập tức bên trong nồi. Chân không được tạo ra trong vài giây, ngay lập tức làm giảm nhiệt độ sôi của nước. Đồng thời, nồi được gia nhiệt để bay hơi nước thật nhanh. Trong một vài giây, nước thoát ra trên bề mặt hạt sẽ được loại bỏ và nhờ đó phản ứng sủi bọt dừng lại.

Ưu điểm lớn của thiết bị này là nguyên liệu/ bán thành phẩm không cần phải di chuyển qua lại giữa các thiết bị, vì vậy đặc biệt phù hợp với thuốc sủi vốn rất nhạy cảm với độ ẩm không khí.

Công nghệ này bị hạn chế về công suất lô mẻ trong khi chi phí đầu tư khá cao.

Công ty TNHH Chế tạo máy Dược phẩm Tiến Tuấn đã nghiên cứu và chế tạo thành công đối với Máy trộn và tạo hạt cao tốc TMG này, sẵn sàng phục vụ nếu khách hàng có quan tâm

Máy trộn, tạo hạt và sấy chân không TMG do TTP chế tạo

 

2. Máy sấy và phun tạo hạt tầng sôi (Fluid-bed Dryer, Spray & Granulator) là lựa chọn phổ biến hơn.

Với công nghệ tạo hạt tầng sôi, áp suất âm được tạo ra bên trong buồng giúp cho nguyên liệu phân tán ở trạng thái lơ lửng bên trong buồng trung tâm của máy. Phương pháp này có thách thức là khó kiểm soát thông số quá trình, hoặc nếu có thì chi phí đầu tư cho tự động hóa sẽ cao, cũng vì vậy mà độ tái lặp sản xuất phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người vận hành. Một vấn đề lớn khác là việc xử lý đối với độ ẩm của không khí (tác nhân duy nhất để khô hạt trong công nghệ tầng sôi), thường được yêu cầu rất thấp để đạt được hiệu quả trong việc sấy hạt đối với thuốc dạng sủi. Vì vậy, hiệu quả của quá trình phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà cung ứng thiết bị - công nghệ, với năng lực kỹ thuật của mình TTP luôn có giải pháp tối ưu để giải quyết các khó khăn trên.

Dung môi hữu cơ có thể được sử dụng để làm dung dịch tạo hạt thay cho nước, bởi nó không kích hoạt phản ứng sủi khi tiếp xúc với các nguyên liệu. Tuy nhiên, khi đó đòi hỏi thiết bị phải được thiết kế phức tạp hơn nhằm đảm bảo tính an toàn cháy nổ. Đối với các thiết bị pha chế của TTP, tính năng chống cháy nổ đã thiết kế và được chứng nhận theo tiêu chuẩn CE, ATEX, PED, được tùy chọn theo nhu cầu của khách hàng.

Công ty TNHH Chế tạo máy Dược phẩm Tiến Tuấn đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị đáp ứng công nghệ sấy và tạo hạt tầng sôi để sản xuất thuốc sủi.

(Công nghệ sấy tầng sôi giúp hạt cốm sôi đều và nhanh hơn so với sấy tĩnh truyền thống)

XEM THÊM

Zalo