NHÌN NHẬN LẠI NHỮNG ĐIỂM CHÍNH NGÀNH DƯỢC NĂM 2020

17/05/2021

Đại dịch COVID-19 diễn ra vào những ngày cuối năm 2019 và chính thức bùng phát vào đầu năm 2020 kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới sức khỏe và kinh tế.

Tưởng chừng như ngành dược phẩm sẽ là ngành phát triển chính tại đại dịch Covid nhưng hoàn toàn ngược lại, ngành Dược Phẩm cũng như những ngành khác đã chịu nhiều thiệt hại do Covid mang tới.

Những thay đổi trọng yếu sau đại dịch Covid-19:

Thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm chính (API3: Active Pharmaceutical Ingredient: Thành phần hoạt tính/hoạt chất có trong thuốc, là nguyên liệu dược phẩm chính, chiếm từ 60 – 70% chi phí sản xuất thuốc) từ Trung Quốc/Ấn Độ khiến chi phí sản xuất thuốc tăng cao.

Nguồn API sản xuất ở Trung Quốc & Ấn Độ chiếm 55% API toàn cầu và gần 70% tổng số API được sử dụng trong sản xuất thuốc của Việt Nam. Trong năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra tình trạng thiếu hụt API nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián đoạn trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội. Trong khi đó, nhu cầu của các API quan trọng cho dòng thuốc như kháng sinh, trợ hô hấp và hạ sốt tăng mạnh tại nhiều quốc gia bùng phát dịch bệnh, khiến chi phí sản xuất toàn ngành tăng lên đáng kể.

Nhìn chung, tình trạng khan hiếm này khiến giá trung bình của hầu hết các loại API nhập về Việt Nam tăng 5 – 8% so với cùng kì năm ngoái và biên lợi nhuận gộp của các công ty dược phẩm trong nước giảm khoảng 1 - 3% trong năm 2020. Vì giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến trong khi doanh thu dược phẩm Việt Nam lại giảm hoặc tăng rất thấp trong năm 2020 (chi tiết bên dưới), nên hầu như các nhà sản xuất không thể tăng giá bán để bù lại mức tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận chung của toàn ngành. 

 

Bảng: Giá các API phổ biến nhập khẩu về Việt Nam năm 2020

TÊN API

THAY ĐỔI GIÁ SO VỚI ĐẦU NĂM

NHÓM THUỐC

Rifampicin

 +5,3%

 Thuốc kháng sinh

 Ethambutol

 +8,9%

 Thuốc hô hấp

 Isoniazid

 +6,0%

 Thuốc hô hấp

 Cefixime

 +9,3%

 Thuốc kháng sinh

 Famotidine

 +0,1%

 Thuốc tiêu hóa

 Prednisolone

 +0,6%

 Thuốc tim mạch

 Lactulose

 +0,2%

 Thuốc tiêu hóa

 Glimepiride

 +2,0%

 Thuốc tiểu đường

Nguồn: Bộ Thương mại

 

Giãn cách xã hội và kiểm soát chặt chẽ việc đến bệnh viện đã làm gián đoạn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vì những người có vấn đề sức khỏe không cấp bách hạn chế khám chữa bệnh, dẫn đến doanh số kê đơn và bán thuốc ít hơn.

Dựa trên dữ liệu ngành trong 11/2020 từ VNPCA, ước tính tổng doanh thu dược phẩm của Việt Nam trong năm 2020 chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ (thấp hơn đáng kể mức CAGR 11,8%  cùng kỳ trong giai đoạn 2015 - 2019), đến từ những nguyên nhân:

  • Đối với thuốc kê đơn: Lo ngại nhiễm bệnh và các yêu cầu cách ly đã hạn chế số lượng bệnh nhân đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bệnh không trong nhóm tình trạng nguy cấp à nhu cầu khám chữa bệnh giảm xuống kéo theo lượng thuốc bán ra rất thấp vào Quý 1, 2, 3 năm 2020 giảm 10-15% so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, sau đợt cách ly thì lượt thăm khám chữa bệnh tăng lên giúp lượt bán ra dược phẩm tang lên 0.5% so với cùng kỳ năm trước.
  • Đối với thuốc không kê đơn: Trên thị trường, nhu cầu mua thuốc giảm đi, trong khi nhu cầu mua khẩu trang, gel/ nước rữa tay tang lên (không phải các sản phẩm chủ lực của các công ty dược).

 

Nguồn cung thuốc mới trong nước bị gián đoạn do các nhà máy GMP mới bị chậm tiến độ. Theo số liệu của Bộ Y tế, thuốc sản xuất trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tương đối cao ở mức 13,8% giai đoạn 2015 - 2019 với sự hỗ trợ của các chính sách của Chính phủ cùng với nhiều nhà máy GMP được đầu tư mới. Tuy nhiên, trong năm 2020, tăng trưởng nguồn cung thuốc trong nước bị gián đoạn, ước tính chỉ tăng 3,9%  so cùng kỳ (nguồn: VNPCA) do một số nhà máy sản xuất thuốc nội địa chưa thể đưa vào vận hành (do quá trình phê duyệt GMP diễn ra chậm từ các lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại).

 

  • Kết quả lợi nhuận năm 2020 của ngành dược phẩm

Tổng doanh thu lũy kế tới 9/2020 của các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam đạt 10,8 nghìn tỷ đồng (-1,3% so cùng kỳ). Tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế tới 9/2020 của các công ty này đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (+12,6% so cùng kỳ).

  • Các sự kiện quan trọng khác

Hoạt động M&A trong ngành dược phẩm tiếp tục thu hút sự quan tâm của khối ngoại. Năm 2020 tiếp tục là một năm đáng chú ý đối với các hoạt động M&A trong ngành dược phẩm, với nhiều thương vụ M&A hấp dẫn. Tổng giá trị M&A năm 2020 ước tính là 1,68 nghìn tỷ đồng, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, có chuyên môn về danh mục thuốc chất lượng cao có thể hỗ trợ các công ty dược phẩm Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn sản xuất.

 

Bảng: Chi tiết về các thương vụ M&A trong năm 2020

CÔNG TY

ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ THƯƠNG VỤ

BÊN MUA

TỶ LỆ SỞ HỮU SAU M&A

IMEXPHARM

920 tỷ đồng

Tập đoàn SK (Hàn Quốc), chuyên về thuốc điều trị ung thư, thần kinh & tim mạch

Tăng từ 0% đến 25%

PYMEPHARCO

405 tỷ đồng

Stada (Đức), chuyên sản xuất thuốc generic cho nhiều loại bệnh

Tăng từ 70% đến 76%

DƯỢC HÀ TÂY

350 tỷ đồng

ASKA (Nhật Bản), chuyên về thuốc tiêu hóa, hóc môn và sản phụ khoa

Tăng từ 0% đến 25%

 

< Bài viết được tổng hợp từ báo cáo năm của SSI >

XEM THÊM

Zalo